top of page
Ảnh của tác giảNTMA

Phụ lục Phía Nam biên giới phía Tây mặt trời - Haruki Murakami

Do NTMA tự biên soạn, để giảng giải cho chính mình.



Phía Nam biên giới

Cum từ xuất hiện từ một bản nhạc jazz mà Hajime và Shimamoto-san - cùng 12 tuổi - lắng nghe khi ngồi kế nhau trên chiếc sofa ngoài phòng khách. Trong tâm trí của những đứa nhóc, phía Nam biên giới hẳn phải ẩn chứa một điều tuyệt diệu lắm. Có thể là một thứ rất đẹp, rất lớn, rất dịu dàng. Một thứ có thể chạm vào. Nhưng cuối cùng, thực chất, đó chỉ là một bài hát viết về đất nước Mexico.


Phía Tây mặt trời

Cụm từ được Shimamoto-san nói cho Hajime - cùng 37 tuổi - khi hai người lần cuối ngồi kế nhau trên chiếc sofa ngoài phòng khách. Về một chứng bệnh lạ (hysteria siberiana) của những người nông dân Syberie. "Họ làm việc quanh năm suốt tháng trên những cánh đồng ngút ngàn, bốn phía là đường chân trời. Buổi sáng, khi mặt trời ló dạng ở chân trời phía Đông, họ ra đồng làm việc; khi mặt trời lên đến đỉnh, họ ngừng tay ăn trưa; khi mặt trời biến mất ở chân trời phía Tây, họ về nhà ngủ… Ngày nào cũng thế. Vào một ngày đẹp trời, có cái gì đó trong sâu thẳm con người họ chết đi, họ vứt bỏ cái cuốc xuống đất và đi thẳng về phía Tây. Họ đi như thế nhiều ngày trời, không ăn không uống, như thể bị bỏ bùa, rồi cuối cùng, họ gục xuống đất và chết." Nếu ở phía Nam mặt trời ít nhất từng "có thể" có một thứ gì đó, thì ở phía Tây mặt trời lại chắc chắn chẳng có gì cả.


Chứng bệnh kì lạ ấy, một cách rất đỗi kì lạ, tồn tại trong Hajime khi luôn "muốn đi về phía những người, những nơi mới mẻ và khác lạ, để tạo lập một cuộc đời mới” và luôn tâm niệm “những thứ đó không đủ cho anh”. Chứng bệnh ấy, có thể (mọi cách diễn giải về sách của bác Murakami sẽ đều chỉ là phỏng đoán) đã bắt đầu từ dư âm đoạn nhạc jazz năm nào và bùng phát khi gặp lại Shimamoto-san.



Thứ sâu thẳm con người Hajime đã chết đi là gì?

Cảm giác được là chính bản thể gốc của mình, mà giãi bày và chia sẻ, rồi được yêu thương.


Vì sao Hajime lại mắc chứng bệnh ấy?

Con người luôn muốn hướng tới sự "hoàn hảo", mặc cho đôi khi phải từ bỏ chính mình. Và khi thực chất, sự hoàn hảo đó trống rỗng và có thể khiến người ta lạc đường.


Ai là người đã cứu Hajime khỏi căn bệnh đó?

Là Shimamoto-san khi giúp anh được lấp đầy, cho dù vẫn chẳng thể rõ chính xác thứ đã mất đi trong mình. Từ đó, khiến anh khao khát được sống toàn vẹn.

Là Izumi, khi xuất hiện với gương mặt mà mọi biểu cảm đã trốn đi mất, gián tiếp phản chiếu một quá khứ tuy đau thương nhưng là của một Hajime gốc, và tương lai nếu Hajime chẳng thể thức tỉnh khi Shimamoto-san chẳng còn.

Là Yukiko, khi đủ cảm thông và bao dung mà đối diện với Hajime và mối quan hệ giữa hai người, cũng đủ mạnh mẽ và dũng cảm để đương đầu với tất thảy những gì sẽ xảy đến.

Là người nào đó đặt bàn tay lên vai Hajime trong khoảnh khắc anh đã sắp sữa ngã xuống ở phía Tây mặt trời. Mà tớ nghĩ là ảo ảnh của Shimamoto-san do chính Hajime tạo ra.

Và hẳn rồi, cũng là chính bản thân anh, khi đã dám bứt ra khỏi cái vỏ của thực tại hoàn hảo nhưng không phải là mình.


Triết lí gọn gàng bác Murakami đề cập?

“Thế giới của chúng ta giống như thế. Khi trời mưa hoa nở và khi trời không mưa hoa héo. Bọn thằn lằn ăn côn trùng và bị bọn chim ăn thịt. Nhưng tất cả rồi sẽ chết đi, khô teo đi. Một thế hệ biến mất, một thế hệ khác thế chỗ. Có nhiều cách sống và nhiều cách chết. Điều đó không quan trọng. Thứ duy nhất còn lại chính là sa mạc".



“Pretend you’re happy when you’re blue

It isn’t very hard to do

And you’ll find happiness without an end

Whenever you pretend…”



Bài đăng gần đây

Xem tất cả

7 lí do iPhone7 vẫn là một món hời

Để viết cái này cũng ngại ngùng và xấu hổ ra phết. Vì tớ phải tự thừa nhận với mình sự dùng dằng của bản thân giữa hai thái cực "để ý sự...

Tớ yêu (một vài lần) tắc đường!

Tớ vừa trở về sau một trận tắc đường khá dã man. Có 10 cây số mà lê thê tới hơn tiếng đồng hồ. Nhưng nhìn lại thì một tiếng lết xe trên...

tiếc nuối.

Tớ tự chia sự tiếc nuối thành hai ngăn lớn. Một cho những quyết định to lớn có-vẻ-sai-lầm, và một cho những điều bé tí ti...

Comments


bottom of page